Aó chống nắng Uniqlo thun lạnh Nhật Bản chính hãng
Xếp Hạng Chỉ Số UPF Là Gì?
Mặc dù việc đánh giá mật độ vải, màu sắc, trọng lượng và cách dệt bằng mắt rất hữu ích trong việc kiểm soát độ che phủ tia cực tím nhưng cũng rất khó xác định khả năng bảo vệ thực sự của một mảnh vải là bao nhiêu chỉ bằng cách nhìn nó. Chúng ta có thể giơ nó lên trời để xem bao nhiêu ánh sáng lọt qua nhưng thực ra cách này không hiệu quả bởi mắt người có thể nhận biết ánh sáng chứ không nhìn được sóng UV bức xạ.
Một giải pháp hàng đầu lúc này là lựa chọn quần áo dựa vào chỉ số UPF trên nhãn mác.
UPF là một khái niệm được tiêu chuẩn hóa lần đầu ở Úc vào năm 1996, đại diện cho khả năng bảo vệ tia cực tím, nó có thể định lượng ra một mảnh vải chống nắng hiệu quả bao nhiêu. Những loại vải có gắn nhãn hiệu này nghĩa là chúng đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và người tiêu dùng có thể an tâm về mức độ bảo vệ.
UPF được đánh giá dựa trên thành phần, cân nặng, màu sắc, và cấu trúc của sợi vải, nó cho biết có bao nhiêu tia UV có thể xâm nhập xuyên qua vào da. Chẳng hạn, một chiếc áo có tỉ lệ UPF 50 cho phép chỉ 1/50 bức xạ của tia cực tím tiếp cận với làn da của bạn.
Điều này sẽ tạo ra hiệu quả chống nắng tuyệt vời, ngược với một chiếc áo thun bông mỏng màu trắng, có tỷ lệ UPF khoảng 5, cho phép 1/5 lượng tia UV của mặt trời vượt qua – thậm chí còn nhiều hơn khi ướt. Trong các nghiên cứu được thực hiện ở Australia, vải lycra / elastan hầu như có UPFs 50 hoặc cao hơn, tiếp theo là vải nylon và polyester.
Chỉ số này không có nghĩa là tất cả chúng ta đều phải chạy theo những bộ quần áo được kiểm định và gắn nhãn UPF của một thương hiệu nào đó, chúng ta hoàn toàn có thể chọn những bộ quần áo thông thường vải denim hoặc corduroys đều cho hiệu quả chống nắng tốt dù được gắn nhãn UPF hay không.
Tuy nhiên những bộ quần áo chống nắng như vậy thường rất nóng và khó chịu khi hoạt động, do đó việc bỏ một số tiền cao hơn cho một chiếc áo jacket chống nắng làm từ loại vải có UPF cao mà lại nhẹ, thoáng mát, thấm mồ hôi thì vẫn xứng đáng các bạn nhỉ!